Tóm tắt nội dung
Kinh nghiệm xây nhà từ a-z (phần 1)
Khi lớn lên trưởng thành trong đời bạn cũng một lần đối mặt với vài sự khó khăn. Trong đó xây nhà, sửa nhà là những lo ngại lớn nhất mà nhiều người bị stress đến nổi bỏ ăn mất ngủ. Vậy sau đây chúng tôi chia sẽ tất cả kinh nghiệm xây nhà mà chúng tôi tích lũy được sau hơn 10 năm làm nghề xây dựng.
Bước 1: Chuẩn bị.
Đây là giai đoạn khá quan trọng trong quá trình xây nhà, nhưng có một điều bất ngờ là chúng tôi thường thấy là nhiều người xây nhà còn chủ quan thậm chí là thờ ơ với công đoạn này. Và hậu quả là nhiều công trình chất lượng thấp, xây dựng chắp vá do hồ sơ thiết kế không rõ ràng. Các công việc đều thực hiện trong thời gian gấp do đó không được thực hiện đúng kỹ thuật và tính toán kỹ càng.
Vì các công việc xây dựng thực hiện, tính toán phức tạp do đó bạn cần chuẩn bị trước mỗi công việc đó tiến hành ít nhất 1 tháng. Chẳng hạn khi xây dựng nhiều loại vật liệu bạn cần đặt hàng trước 1 tháng mới có hàng. Hay xin giấy phép xây nhà bạn phải chuẩn bị hồ sơ trước ít nhất là 1 tháng mới có giấy phép.
Một trong những kinh nghiệm xây nhà lần đầu đó là xem ngày, giờ tốt động thổ xây nhà, ngày phá dỡ nhà cũ, ngày giờ cất nóc, ngày giờ về nhà mới. Chuẩn bị nơi ở của các thành viên trong gia đình nếu ngôi nhà được xây trên chính mảnh đất bạn đang ở. Trao đổi với hàng xóm xung quanh để họ thông cảm về việc xây nhà vì trong quá trình bạn xây nhà chắc chắn sẽ ảnh hưởng bụi, tiếng ồn đến các nhà xung quanh
Bước 2: Thiết kế nhà.
Chúng tôi phải bật mí với bạn rằng thiết kế nhà mới là nút thắc quan trọng nhất trong quá trình xây nhà của bạn. Thế nhưng nhiều người lại coi thường bước này thậm chí có người bỏ qua bước này dẫn tới nhiều rắc rối cho ngôi nhà của bạn cũng bắt đầu nãy sinh từ đây. Tại sao lại như vậy? Chỉ có thiết kế nhà bạn mới hình dung được tổng thể được ngôi nhà của mình sau thiết kế sẽ như thế nào. Các phòng được bố trí ra làm sao, đồ đạt trong sắp xếp như thế nào, vị trí ổ cắm công tắc, bóng đèn đặt chỗ nào cho hợp lý. Bạn có muốn ngôi nhà của mình được thiết kế theo phong thủy hay không, cửa đi cửa sổ có chọn theo kích thước lổ ban hay không. Các đồ nội thất cũ của nhà bạn cái nào còn dùng được và đặt ở đâu bạn cần đặt ra yêu cầu để công ty thiết kế bố trí giúp bạn. Có như thế ngôi nhà bạn sau khi xây xong mới đẹp, tiện nghi được.
Một điều nữa cần chú ý trong giai đoạn thiêt kế là phần khung của ngôi nhà, khi thiết kế tính toán thì ngôi nhà bạn mới đảm bảo độ ổn định, độ bền được. Phân khung bê tông cốt thép của ngôi nhà được ví như bộ xương của cơ thể con người, nếu bộ khung mà không ổn định thì chúng tôi chắc chắn với bạn rằng mọi vật liệu phủ bên ngoài của bạn tốt như thế nào cũng chỉ là vô nghĩa.
Một kinh nghiệm xây nhà mới mà chúng tôi khuyên bạn luôn luôn nhớ là khi thiết kế hãy xem xét mọi thứ cho thật kỹ. Sau khi thi công xây nhà bạn hạn chế việc thay đổi so với bản vẽ thiết kế. Vì chỉ cần bạn thay đổi theo bạn chỉ một tí thôi nhưng nó lại ảnh hưởng đến các vấn đề kỹ thuật khác từ kết cấu, điện, nước theo sau mà bạn không thể hình dung hết được. Và một điều nữa cần chú ý là chi phí xây nhà cũng dễ thay đổi, mọi mâu thuẩn giữa bạn và nhà thầu cũng thường bắt đầu từ đây. Vì vậy khi thiết kế bạn cần xem xét và kiểm tra thật kỹ, sau khi xây nhà hạn chế việc thay đổi. Nếu có thay đổi bạn nên đưa ra yêu cầu và nhờ đơn vị thiết kế kiểm tra thay đổi có phù hợp và điều chỉnh các công việc liên quan.
Nếu bạn làm nội thất cho ngôi nhà thì thiết kế nội thất toàn bộ các phòng là rất cần thiết. Khi đó bạn sẽ hình dung được vị trí đặt các thiết bị bàn ghế, giường, tủ. Trang trí các vách tường và màu sắc như thế nào có phù hợp với ý tưởng và yêu cầu của bạn hay chưa. Nhiều ngôi nhà không có hồ sơ thiết kế nội thât dẫn tới đồ đạt kê lộn xộn, màu sắc không phù hợp với chức năng sử dụng….
Bước 2: Xin giấy phép xây dựng
Kinh nghiệm xin giấy phép xây dựng nên được tiến hành sau khi thiết kế kiến trúc và trước khi thiết kế kỹ thuật thi công. Đối với những ngôi nhà nhỏ đơn giản bạn có thể thiết kế xin phép trước khi thiết kế kiến trúc. Có nhiều trường hợp khi thiết kế xin phép bạn nhờ một đơn vị dịch vụ xin phép một đằng nhưng khi thiết kế kiến trúc một nẻo khi đó bạn lại mất thời gian điều chỉnh giấy phép và tốn nhiều chi phí.
Chúng tôi bật mí với bạn để tiết kiệm chi phí xây nhà bạn nên lựa chọn một công ty xây nhà uy tín trước vì đa số các nhà thầu hiện nay miễn phí xin phép giúp bạn khi xây nhà phần thô hoặc xây nhà trọn gói.
Bước 3: Lựa chọn nhà thầu xây nhà uy tín.
Lựa chọn nhà thầu xây nhà uy tín, có tâm và chuyên nghiệp là lựa chọn công ty tiến hành xây dựng ngôi nhà từ bản vẽ ra thực tế. Kinh nghiệm lựa chọn nhà thầu xây nhà uy tín được chúng tôi trình bày trong bài viết trước nên bài này chúng tôi không nói thêm bạn có thể xem ở đường link: Kinh nghiệm lựa chọn công ty xây dựng nhà phố uy tín.
Bạn có thể lựa chọn các hình thức xây nhà phù hợp như xây nhà phần thô trên thị trường hiện nay giá trung bình từ 3.3 tr/m2 đến 3.8 tr/m2 tùy theo diện tích và vị trí nhà. Xây nhà trọn gói đơn giá trung bình từ 5.5tr/m2 đến 6.5tr/m2 tùy thuộc vào vật liệu bạn sử dụng. Xây nhà khoán nhân công bạn tự mua vật tư đơn giá từ 1.5 tr/m2 đến 1.8tr/m2 tùy thuộc vào loại nhà và kiểu kiến trúc của ngôi nhà bạn. Đối với hình thức xây nhà khoán nhân công chúng tôi khuyên bạn hạn chế lựa chọn nếu bạn không phải là người rành về xây dựng và bạn không có thời gian rảnh để túc trực 24/24 tại công trình.
Bài viết tới đây khá dài vì vậy mời bạn tiếp tục xem tiếp kinh nghiệm xây nhà từ a-z (phần 2) theo link ở đây nhé.
Khi có thắc mắc gì cần được tư vấn hoặc bạn đang tìm nhà thầu xây nhà uy tín hãy liên hệ ngay với hotline bên dưới để chúng tôi có cơ hội phục vụ bạn.
Hotline : 0919585786 – Ks Văn.